Vì sao nên khảo sát mặt bằng trước khi thiết kế?
1 năm trước
Khảo sát mặt bằng có thể bao gồm
Khảo sát nhận dạng mặt bằng
Khảo sát nhận dạng mặt bằng giúp xác định vị trí của khu đất và các công trình hiện hữu trên khu đất đó, bên cạnh đó báo cáo nhận dạng mặt bằng cũng xác định địa chỉ, quy mô, số lô, số thửa, v.v.. Bất kỳ sự xâm phạm, tranh chấp nào đối với mặt bằng đều được ghi nhận và liệt kê đầy đủ trong kết quả khảo sát.
Khảo sát chi tiết
Giống như tên gọi, loại khảo sát này được thực hiện như một cách để thu thập tất cả thông tin, phục vụ giai đoạn thiết kế sau này. Điều quan trọng là báo cáo kết quả chi tiết sẽ bao gồm cả những hạn chế của khu đất – những vấn đề mà kiến trúc sư sẽ giải thích, làm rõ và đề xuất giải pháp xử lý dưới góc độ chuyên môn, từ đó góp phần hoàn thiện và phát triển bản vẽ một cách tối ưu nhất.
Một số kết quả có thể được đề cập đến như:
- Diện tích
- Các mốc lộ giới hoặc phần diện tích nằm trong diện giải tỏa nếu có.
- Địa hình của khu vực.
- Mật độ cây xanh trong khu vực.
- Hệ thống thoát nước của khu vực.
- Bố cục của các tòa nhà liền kề: chiều cao, vị trí cửa sổ, hệ thống cửa ra vào, v.v..
Khảo sát – đánh dấu ranh giới
Khảo sát này giúp xác định ranh giới đất, các ranh giới của các hạng mục theo ý muốn của Chủ đầu tư được đánh dấu lại để tạo tiền đề thiết kế trong tương lai. Các hạng mục có thể được đánh dấu như sân vườn, khu để xe hoặc hồ bơi, v.v. để đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng vị trí và tỉ lệ cùng với sự đồng thuận của Chủ đầu tư.
Quét và dựng mô hình 3D
Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, máy quét laser 3D cho phép kiến trúc sư thu thập một lượng lớn dữ liệu và sử dụng các phần mềm như Revit hoặc AutoCAD để có thể dựng các chuẩn bị các mô hình 3D của mặt bằng, tạo điều kiện cho việc thiết kế sau này.
Vậy, khảo sát mặt bằng bao gồm những gì?
- Mô tả hiện trạng
- Mực đích sử dụng (thương mại, cơ quan, thắng cảnh, v.v.)
- Kết cấu nền móng.
- Các yếu tố như lối đi, lề đường, bãi đậu xe, ánh sáng và hệ thống thoát nước.
- Các hạng mục bên ngoài như tường rào, cổng, an ninh, v.v..
- Khảo sát ảnh chụp
- Hệ thống mái và cách nhiệt.
- Nhà để xe
- Tường, cửa ra vào, cửa sổ, vách ngăn, v.v..
- Hệ thống cấp – thoát nước.
- Hệ thống điện
- Thang máy, thang cuốn và lối đi bộ.
- Thoát hiểm.
- Lịch sử bảo trì và bảo dưỡng.
- Khoan lỗ thăm dò.
Những lợi ích khi khảo sát mặt bằng
Khảo sát mặt bằng giúp thu thập thông tin cơ bản về khu đất đó
Lý do lớn nhất của giai đoạn khảo sát mặt bằng là để thu thập các điều kiện hiện có của mặt bằng, bao gồm các mật độ xây dựng, môi trường xung quanh, các công trình phụ đã có, cây cối, tính khả thi, v.v.. Ngoài ra, khảo sát mặt bằng cũng cho phép kiến trúc sư đo lường được khả năng chịu lực của khu đất và lên phương án san lấp mặt bằng hoặc thiết kế phù hợp với đặc điểm địa hình của dự án.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư cũng sẽ xem xét các chi tiết khác của mặt bằng, bao gồm vị trí, cây cối, khu vực dân cư xung quanh, v.v., những chi tiết này sẽ giúp xác định chiều cao của công trình, mật độ xây dựng phù hợp và các hạng mục không gian mở, có tầm nhìn rộng và tận dụng được môi trường thiên nhiên xung quanh. Ngoài ra, các quy định trong giai đoạn khảo sát mặt bằng cũng đã được Bộ Xây Dựng làm rõ.
Cung cấp thông tin về chất lượng của nền móng
Thông qua khảo sát mặt bằng sẽ xác định được chất lượng nền móng của công trình, khi đó kiến trúc sư sẽ có phương án đề xuất điều chỉnh hệ thống thoát nước cần thiết trong và sau quá trình xây dựng được hoàn thành để bảo vệ nền móng của công trình.
Tin tức liên quan
Gỗ là vật liệu xây dựng quen thuộc và đã xuất hiện rất lâu trong cuộc sống của chúng ta, ứng dụng của gỗ xuất hiện nhiều trong ngành xây dựng và trang trí nội thất vì tính đa dạng của nó. Ngày nay, gỗ chỉ xuất hiện trong các kiến trúc được đầu tư bày bản, tôn lên vẻ sang trọng cho công trình.
Những kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro phát sinh trong quá trình hoàn thiện bản thiết kế, hiểu được những gì đơn vị thiết kế trình bày và có cơ sở phản bác nếu có những bất hợp lý trong bản thiết kế.